HĐND huyện Quỳnh Lưu giám sát công tác quản lý Nhà nước về hoạt động Hợp tác xã và làng nghề tại Quỳnh Diễn
Sáng
ngày 20/9, Đoàn giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND huyện Quỳnh Lưu do đồng
chí Hồ Sỹ Nguyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện làm
trưởng đoàn đã đến giám sát công tác quản lý Nhà nước về hoạt động của Hợp tác
xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp và làng nghề đối với UBND xã Quỳnh Diễn.
Tham
gia cùng đoàn có đồng chí Võ Thị Vân – HUV, Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội HĐND
huyện; đại diện lãnh đạo Phòng Kinh tế - Hạ tầng; Phòng Nông Nghiệp và Phát
triển Nông thôn; Phòng Tài chính Kế hoạch và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp
huyện.
Đoàn giám sát của HĐND huyện khảo sát thực tế hoạt động tại làng nghề Mây tre đan xuất khẩu ở xóm 1, Đồng Văn, xã Quỳnh Diễn
Hiện nay, trên
địa bàn xã Quỳnh Diễn có 01 HTX dịch vụ nông nghiệp thống nhất và 02 làng nghề
Mây tre đan xuất khẩu đang hoạt động hiệu quả. Đối với HTX có 1.639 thành viên.
Để đáp ứng với nhu cầu phát triển, những năm gần đây HTX luôn nỗ lực đổi mới
trong hoạt động kinh doanh, có nhiều chính sách hỗ trợ cho nhân dân thúc đẩy
phát triển sản xuất. Các khâu dịch vụ cho thành viên luôn đảm bảo nhu cầu hàng
năm, giống cung ứng trên 70%, phân bón chiếm 55%, thuốc bảo vệ thực vật các
loại chiếm 80% diện tích của các thành viên. Từ đầu năm 2021
đến 2023, HTX tham mưu với UBND xã tổ chức tốt 6 mô hình sản xuất cây trồng với
chương trình hỗ trợ theo Nghị định 35 và 62 của Chính phủ. Quỹ tín dụng nội bộ
của HTX đến thời điểm hiện tại đạt gần 25 tỷ đồng.
Quang cảnh buổi giám sát
Đồng chí Nguyễn Đức Lâm - Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Diễn báo cáo kết quả hoạt động của HTX và các làng nghề
Về làng nghề
Mây tre đan xuất khẩu ở xóm 1 Đồng Văn được UBND tỉnh công nhận làng nghề vào
năm 2004 và làng nghề xóm 2 Thuận Hóa được tỉnh công nhận vào năm 2008. Hoạt
động của làng nghề đã giải quyết và tạo việc làm cho các lao động nhàn rỗi,
người cao tuổi, người tàn tật nhẹ, với thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/
người/ tháng. 2 làng nghề hiện đang xây dựng và hoàn thiện
các thủ tục sản phẩm lồng đèn mây tre đan xuất khẩu, đề nghị UBND huyện công nhận
sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2024. Công tác đào tạo nghề cho các lao động trong làng nghề
được quan tâm.
Đồng chí Võ Thị Vân - HUV, Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND huyện phát biểu tại buổi giám sát
Đồng chí Hồ Nghĩa Đường - Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng phát biểu tại buổi giám sát
Đồng chí Lê Văn Thảo - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Diễn phát biểu tại buổi giám sát
Qua khảo sát
thực tế hoạt động sản xuất tại HTX, làng nghề và nghe báo cáo của UBND xã Quỳnh
Diễn, các thành viên trong Đoàn giám sát đã làm rõ thêm những kết quả đã đạt
được. Đồng thời, chỉ rõ vấn đề còn tồn tại, hạn chế và đề nghị địa phương sớm triển
khai các giải pháp khắc phục.
Đồng chí Hồ Sỹ Nguyệt - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện phát biểu chỉ đạo tại buổi giám sát
Phát biểu kết
luận buổi giám sát, đồng chí Hồ Sỹ Nguyệt - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện
ủy, Phó Chủ
tịch HĐND huyện ghi nhận và đánh giá cao kết quả hoạt động của HTX, các làng nghề xã Quỳnh
Diễn đã đạt được trong thời gian qua. Đồng chí đề nghị địa phương tổ chức quán
triệt nội dung Luật HTX năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; tăng
cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động của HTX trên địa bàn theo quy định
Điều 12, Luật Hợp tác xã năm 2023 của Quốc Hội. Xây dựng kế hoạch phát triển HTX
theo hướng bền vững, trong đó chú trọng thực hiện tốt nhiệm vụ hàng năm như cung
ứng các loại dịch vụ nông nghiệp và bao tiêu sản phẩm cho nhân dân; tăng cường
định hướng hoạt động cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc HTX, kịp thời tháo
gỡ những khó khăn, bất cập.
Đối với Công tác quản lý nhà nước về hoạt động của
các làng nghề, Phó Chủ tịch HĐND huyện đề nghị xã quan tâm đổi mới, nâng cao chất lượng
của đội ngũ người lao động; chú trọng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm;
đổi mới và đa dạng mẫu mã để liên kết với các siêu thị, cửa hàng trưng bày,
giới thiệu sản phẩm; bên cạnh xuất khẩu ra nước ngoài, các làng nghề đẩy mạnh
sản xuất để cung ứng sản phẩm cho người tiêu dùng trong huyện; mở rộng quy mô
làng nghề và đầu tư máy móc hiện đại nâng cao sản lượng, chất lượng trong sản
xuất; hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để xây dựng thương hiệu sản phẩm
OCOP 3 sao; tổ chức cho 2 làng
nghề trên địa bàn đi học tập kinh nghiệm các mô hình có hiệu quả trong
và ngoài tỉnh, nhất là kinh nghiệm về tổ chức sản xuất, đảm bảo môi
trường, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, tiêu thụ sản phẩm bền vững.../.
Hồng Diện