Trong 2 ngày 12 – 13/4/2025 (tức ngày 15 và 16/3 âm lịch)), UBND thị trấn
Cầu Giát (huyện Quỳnh Lưu) phối hợp UBMTTQ, các tổ chức đoàn thể thị trấn long
trọng tổ chức lễ hội Kỳ Phúc tại di tích Đền Voi.
Đặc sắc lễ rước kiệu tại lễ
hội đền Voi
Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Thưởng - Ủy viên Ban Thường
vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện, lãnh đạo Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông
tin huyện, các cơ quan, đơn vị cùng đông đảo nhân dân trên địa bàn thị trấn.
Đoàn viên thanh niên tham gia
lễ rước kiệu
Di tích Đền Voi thuộc làng Nhân Sơn, thôn Hồng Tiến, xã
Quỳnh Hồng (cũ), nay là thị trần Cầu Giát (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Đền Voi được xây từ thời
Hậu Lê, là nơi tôn thờ, tưởng niệm các vị thần bản thổ và các bậc tiền nhân đã
có công giúp dân, giúp nước, giúp làng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê
hương, đất nước, tiêu biểu là cụ Phan Văn Bài, Hồ Cảnh Xí và Nguyễn Văn
Thời…Các cụ là những vị quan thanh liêm, đức độ, tài cao, giỏi võ nghệ, đã từng
tham gia nhiều trận đánh lớn, lập nhiều chiến công trong việc giúp nước, an dân
nên đã được triều đình nhiều lần phong thưởng.
Nghi môn (Cổng chính) của
đền Voi vừa được tu sửa phục dựng lại
Đội nghi lễ dâng mâm cỗ,
hoa quả lên thắp hương các vị thần
Năm Canh Thân (1800), niên hiệu
Cảnh Thịnh thứ 7, ba cụ được phong 3 đạo sắc. Tiếp đến năm Mậu Thân (1848),
niên hiệu Tự Đức thứ nhất, ba cụ lại tiếp tục được Vua phong sắc lần thứ 2.
Ngoài ra, các cụ giúp dân khai phá đất hoang, với 124 mẫu ruộng tăng gia sản
xuất, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Lễ tế tại di tích đền Voi
Di tích đền Voi còn là nơi ghi dấu các sự kiện lịch sử của
phong trào cách mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931. Phong trào kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ.
Trải qua gần 300 năm với bao biến thiên của lịch sử, thiên tai và chiến
tranh, nhưng di tích đền Voi vẫn giữ được nét cổ kính xứ như cổng chính Tam
quan, nhà Bái đường và Hậu cung. Kiến trúc gỗ của ngôi đền được chạm trổ công
phu, các họa tiết hoa văn trang trí rất tinh xảo, tỷ mỉ đến từng chi tiết.
Đội nhạc lễ
Với những chứng tích còn được lưu giữ tại đền, năm
2012 đền Voi được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật.
Đặc biệt năm 2024, được sự quan tâm của UBND tỉnh Nghệ An và huyện Quỳnh Lưu,
di tích đền Voi được trùng tu, sửa chữa, xây dựng lại gồm 2 hạng mục phần Hậu
Cung và cổng Nghi Môn với tổng giá trị 3 tỷ đồng.
Lãnh đạo huyện và thị trấn
Cầu Giát dâng hương tại đền Voi
Các đại biểu và nhân dân
dâng hương cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với bản thân, gia đình và xã hội
Hàng năm, vào dịp đầu xuân, đặc biệt là dịp Lễ Kỳ Phúc nhằm ngày 15 và 16
tháng 3 (Âm lịch), người dân cùng du khách thập phương lại hội tụ về đây cầu
an, cầu lộc, cầu tài, cùng thắp nén hương tỏ lòng thành kính, tri ân, tưởng nhớ
công lao của các bậc tiền nhân đã có công dựng xây, bảo vệ quê hương, đất nước.
Lễ hội cũng là là dịp để
con cháu trong cộng đồng trong dòng họ tỏ lòng thành kính, tri ân, tưởng nhớ
các bậc tiền nhân đã có công dựng xây, bảo vệ đất nước, quê hương.
Sau tế lễ các đại biểu, nhân dân và du khách thập phương đã tổ chức dâng
hương, dâng hoa cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với bản thân, gia đình và
xã hội.
Thanh
Toàn – Đức Thiên