image banner
Đón Bằng công nhận cây Xoài họ Đặng Lam Cầu là cây Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam

Chiều ngày 13/5, Hội đồng gia tộc Họ Đặng Lam Cầu, xã Quỳnh Thạch (Quỳnh Lưu) tổ chức Lễ đón Bằng công nhận cây Xoài họ Đặng Lam Cầu là cây Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam. Về dự buổi lễ có các ông: Đặng Văn Thử, Chủ tịch Hội đồng họ Đặng Việt Nam; Đặng Văn Hường, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Họ Đặng Việt Nam; đại diện lãnh đạo Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin; Trung tâm VHTT&TT, Hội Sinh vật cảnh huyện, lãnh đạo địa phương cùng đông đảo con cháu trong dòng họ.

Anh-tin-bai

Quang cảnh nhà thờ họ Đặng Lam Cầu. 

Anh-tin-bai

Cây Xoài họ Đặng Lam Cầu thuộc xóm 10, xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu có chiều cao 15 mét; diện tích phủ tán của cây 196m2; đường kính cây tại vị trí cách mặt đất 1,3 mét : 85cm có tuổi đời trên 200 năm. Theo sự tích, cây Xoài xưa thuộc khu vườn của các bậc tiền nhân họ Đặng (dòng họ Đặng ở đây đã có 20 đời), là nơi tụ họp của nghĩa quân Cần vương chống Pháp.

Anh-tin-bai

Ông Đặng Ngọc Diệp - Chủ tịch HĐGT họ Đặng Lam Cầu phát biểu khai mạc buổi lễ.

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Đại biểu tham dự.

Đặc biệt, tiên tổ đời thứ 14 của dòng họ Đặng Lam Cầu là ông Đặng Ngọc Trân tự Danh Sơn hiệu Tinh Sơn cư sỹ đã cùng các sĩ phu yêu nước trong vùng như Hồ Tùng Mậu, Dương Vụ Bản, Phan Hữu Khiêm.. sớm giác ngộ cách mạng, tham gia tích cực vào các phong trào cách mạng, tuyên truyền tư tưởng độc lập dân tộc. Tại khu vườn này, nhiều cuộc họp bàn kế hoạch chống Pháp, huấn luyện nghĩa quân đã diễn ra. Cây Xoài như một cột mốc làm địa điểm liên lạc, là nơi cất giấu truyền đơn, đặt đài quan sát của nghĩa quân.

Anh-tin-bai

Lãnh đạo Hội Sinh vật cảnh huyện Quỳnh Lưu trao Bằng công nhận cây Xoài họ Đặng Lam Cầu là cây Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam.

Hiện nay cây Xoài thuộc quyền sở hữu của dòng họ Đặng Lam Cầu và nằm ven đường liên thôn thuộc xóm 10, xã Quỳnh Thạch, là cây bóng mát cổ thụ duy nhất trên địa bàn, đi đôi với giếng Đông là giếng cổ của làng Lam Cầu xưa. Để lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa và tâm linh, đồng thời bảo vệ nguồn gen quý của giống xoài bản địa, dòng họ Đặng Lam Cầu đã chọn cây Xoài này là cây Di tích của dòng họ.

Anh-tin-bai

Ông Đặng Văn Hường, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Họ Đặng Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, lãnh đạo Hội Sinh vật cảnh huyện Quỳnh Lưu trao Bằng công nhận cây Xoài họ Đặng Lam Cầu là cây Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam. Đồng thời, mong muốn chính quyền địa phương, con cháu trong dòng họ Đặng Lam Cầu gìn giữ, chăm sóc cây Di tích tích lịch sử văn hóa, góp phần bảo vệ thiên nhiên và môi trường.

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Các đại biểu chụp ảnh bên cây Xoài cổ thụ được công nhận là cây Di tích lịch sử văn hóa của họ Đặng Lam Cầu.

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Lễ cung nghinh tượng ngài Đặng Thi Sách.

Cũng trong chương trình, họ Đặng Lam Cầu tổ chức Lễ cung nghinh tượng ngài Đặng Thi Sách, con quan Lạc tướng thành Chu Diên (vùng Sơn Tây ngày nay) là người có ý chí quyết tâm chống giặc Hán đô hộ.

 

Anh-tin-bai

 

Tập sách "Linh thiêng nguồn cội" xuất bản tháng 4/2025.

Đặc biệt, nhân sự kiện trọng đại này, họ Đặng Lam Cầu ra mắt tập sách với chủ đề "Linh thiêng nguồn cội" - tác phẩm tôn vinh các bậc tiền nhân có công xây dựng dòng họ, đóng góp tích cực cho sự phát triển của cộng đồng, xã hội và để lại các tấm gương sáng cho con cháu noi theo. Nó cũng là nguồn động lực tiếp sức cho các thế hệ sau phấn đấu và vươn lên.

 

Việt Hùng

VĂN BẢN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement